Các thủ tục và yêu cầu đối với thực phẩm xuất khẩu sang Mỹ

xuat khau thu pham sang My

Bài viết mong muốn cho doanh nghiệp thông tin chung nhất về các thủ tục xuất khẩu thực phẩm sang Mỹ theo quy định của FDA.

Theo quy định Đạo luật Thực phẩm, Dược phẩm và Mỹ phẩm Liên bang Hoa Kỳ, các nhà nhập khẩu các sản phẩm thực phẩm dự định đưa vào tiêu thụ tại Mỹ (tất cả thực phẩm nhập khẩu được coi là thương mại giữa các tiểu bang) có trách nhiệm đảm bảo rằng các sản phẩm an toàn, vệ sinh và được dán nhãn theo yêu cầu của Hoa Kỳ.

FDA không được ủy quyền theo luật để phê chuẩn, chứng nhận, cấp phép hoặc xử phạt những nhà nhập khẩu thực phẩm riêng lẻ, sản phẩm, nhãn dán hoặc lô hàng. Các nhà nhập khẩu có thể nhập thực phẩm vào Hoa Kỳ mà không cần sự chấp thuận trước của FDA, miễn là các cơ sở sản xuất, lưu trữ hoặc xử lý các sản phẩm được đăng ký với FDA và thông báo trước về các “lô hàng đến” được cung cấp cho FDA.

Để xuất khẩu thực phẩm vào Mỹ, điều kiện tiên quyết là doanh nghiệp phải đăng ký với FDA để được cấp mã số cơ sở thực phẩm FFR.

thu tuc xuat khau thuc pham sang my

Các sản phẩm thực phẩm nhập khẩu phải chịu sự giám sát của FDA khi được nhập vào tại các cảng của Mỹ. FDA có thể tạm giữ các lô hàng nhập khẩu nếu phát hiện các lô hàng không tuân thủ các yêu cầu của Mỹ. Cả thực phẩm nhập khẩu và sản xuất trong nước phải đáp ứng các yêu cầu pháp lý như nhau ở Mỹ.

Các doanh nghiệp xuất khẩu thực phẩm sang Mỹ cần tuân thủ và hiểu rõ các thủ tục và yêu cầu dưới đây:

1. Tuân thủ quy định yêu cầu đối với từng nhóm/loại thực phẩm

Nhìn chung hầu hết các sản phẩm thực phẩm đều phải đáp ứng các quy định về ghi nhãn sản phẩm, quy định đối với phụ gia, màu. Tuy nhiên, mỗi loại thực phẩm khác nhau phải đáp ứng những quy định riêng đối với từng nhóm thực phẩm như thức uống, đường và kẹo, thực phẩm đóng hộp, các sản phẩm sữa. Ví dụ như cơ sở thực phẩm đóng hộp và thực phẩm a xít thấp thì phải đăng ký số cơ sở thực phẩm đóng hộp (FCE) và quy trình sản xuất đối với từng sản phẩm (SID). Nhà sản xuất cần nắm rõ các quy định đó cũng như tham vấn luật sư chuyên về luật FDA để đảm bảo tuân thủ quy định của FDA.

2. Thực hiện thông báo trước khi xuất hàng sang Mỹ

Đạo luật An toàn sức khoẻ cộng đồng và sẵn sàng đối phó với khủng bố sinh học năm 2002 (Đạo luật Bioterrorism) chỉ đạo Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) thực hiện các bước bổ sung để bảo vệ công chúng khỏi một cuộc tấn công khủng bố bị đe dọa hoặc thực tế vào nguồn cung cấp thực phẩm của Hoa Kỳ và các trường hợp khẩn cấp khác liên quan đến thực phẩm.

Theo đó, FDA quy định nhà xuất khẩu/nhập khẩu thực phẩm, bao gồm cả thực phẩm cho động vật, nhập khẩu vào Mỹ, kể cả cho tiêu dùng cá nhân, quà tặng phải thông báo trước cho FDA khi nhập khẩu vào Mỹ. Thông báo trước về các lô hàng nhập khẩu cho phép FDA, với sự hỗ trợ của Cơ quan Hải quan và Bảo vệ Biên giới Hoa Kỳ (CBP), nhắm mục tiêu kiểm tra thực phẩm nhập khẩu hiệu quả hơn và giúp bảo vệ nguồn cung thực phẩm trước các hành động khủng bố và các tình huống khẩn cấp khác về sức khỏe cộng đồng.

3. Chương trình an toàn thuỷ sản nhập khẩu (áp dụng đối với sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu đi Mỹ)

FDA chịu trách nhiệm cho sự an toàn của thuỷ sản và sản phẩm thủy sản nhập khẩu vào Mỹ. Thuỷ sản nhập khẩu vào Mỹ sẽ chịu sự giám sát của FDA. Do đó, các cơ sở thuỷ sản xuất khẩu vào Mỹ cần đặc biệt tuân thủ các quy định của FDA cũng như lưu ý các công cụ giám sát của cơ quan này đối với thuỷ sản.

4. HACCP

HACCP là một hệ thống quản lý trong đó an toàn thực phẩm được giải quyết thông qua phân tích và kiểm soát các mối nguy sinh học, hóa học và vật lý từ sản xuất nguyên liệu, mua sắm và xử lý, đến sản xuất, phân phối và tiêu thụ thành phẩm.

FDA ban hành các hướng dẫn và các yêu cầu áp dụng HACCP khác nhau đối với các nhóm thực phẩm khác nhau như sản phẩm sữa, thuỷ sản, nước trái cây… Doanh nghiệp cần cập nhật các hướng dẫn mới nhất của FDA để đảm bảo tuân thủ các quy định mới nhất của FDA. Chẳng hạn, tháng 9 năm 2019, FDA đã ban hành hướng dẫn mới nhất (phiên bản lần thứ 4) áp dụng đối với thuỷ sản và các sản phẩm thuỷ sản, trong đó có hướng dẫn áp dụng quy định giám sát phòng ngừa theo quy định của Luật hiện đại hoá an toàn thực phẩm. Download tài liệu hướng dẫn tại đây.

5. Chứng nhận của bên thứ ba (Accredited Third-party Certification Program)

Chứng nhận của bên thứ ba là một chương trình tự nguyện, trong đó FDA công nhận các cơ quan công nhận (Accrediation bodies) có trách nhiệm công nhận các tổ chức chứng nhận (Certification bodies) của bên thứ ba. Các tổ chức chứng nhận (Certification bodies) của bên thứ ba sẽ thực hiện kiểm toán an toàn thực phẩm và phát hành giấy chứng nhận cơ sở thực phẩm nước ngoài.

Các giấy chứng nhận do tổ chức chứng nhận cấp được sử dụng cho hai mục đích:

  • Các chứng nhận có thể thiết lập điều kiện tham gia Chương trình tự nguyện đăng ký nhà nhập khẩu đủ điều (VQIP), trong đó cung cấp đánh giá nhanh và thông tin về thực phẩm nhập khẩu.

Trong những trường hợp hiếm hoi và cụ thể, FDA có thể yêu cầu một sản phẩm nhập khẩu phải được chứng nhận để ngăn chặn thực phẩm có hại có thể xâm nhập vào Hoa Kỳ.

6. Chương trình xác minh nhà cung cấp nước ngoài (Foreign Supplier Verification Programs – FSVP)

Chương trình xác minh nhà cung cấp nước ngoài (FSVP) đối với nhà nhập khẩu thực phẩm cho con người và động vật chính thức trở thành quy tắc sau cùng từ ngày 30 tháng 5 năm 2017.

Quy định này yêu cầu các nhà nhập khẩu phải xác nhận thực phẩm nhập khẩu vào Mỹ phải được sản xuất theo cách thức đáp ứng tiêu chuẩn của Mỹ như quy định về giám sát phòng ngừa, quy định về an toàn sản xuất để đảm bảo rằng thực phẩm của nhà cung cấp không bị pha trộn, ghi sai nhãn, phù hợp với ghi nhãn chất gây dị ứng.

Tuy đối tượng điều chỉnh của chương trình này là nhà nhập khẩu, nhưng gián tiếp tác động đến các doanh nghiệp xuất khẩu và cơ sở sản xuất vì các doanh nghiệp này phải đảm bảo tuân thủ đúng các quy định của FDA để được nhà nhập khẩu phê duyệt và xác minh là nhà cung cấp phù hợp.

7. Chương trình nhà nhập khẩu đủ điều kiện tự nguyện (Voluntary Qualified Importer Program – VQIP)

Chương trình nhà nhập khẩu đủ điều kiện tự nguyện (VQIP) là một chương trình tự nguyện dựa trên việc nộp phí dành cho các nhà nhập khẩu tham gia, cung cấp đánh giá nhanh và lô hàng thực phẩm cho người và động vật nhập khẩu vào Hoa Kỳ.

Nhà nhập khẩu theo quy định này được hiểu là người mang thực phẩm từ nước ngoài vào lãnh thổ hải quan Hoa Kỳ. Nhà nhập khẩu VQIP có thể ở bên ngoài nước Mỹ. Những người có thể là nhà nhập khẩu VQIP bao gồm nhà sản xuất, chủ sở hữu, người nhận hàng và nhà nhập khẩu lô hàng thực phẩm, với điều kiện là nhà nhập khẩu có thể đáp ứng tất cả các tiêu chí để tham gia VQIP. Với định nghĩa này, nhà nhập khẩu tham gia chương trình không chỉ giới hạn ở các nhà nhập khẩu tại Mỹ mà các cơ sở sản xuất có hàng xuất khẩu vào Mỹ cũng có thể đăng ký tham gia chương trình này.

Việc tham gia chương trình này có thể giúp cho nhà nhập khẩu nhập sản phẩm của họ vào Hoa Kỳ với tốc độ và khả năng dự đoán cao hơn, tránh sự chậm trễ không mong muốn tại điểm nhập khẩu. Người tiêu dùng cũng sẽ được hưởng lợi từ chương trình quản lý mạnh mẽ về sự an toàn và bảo mật của chuỗi cung ứng của nhà nhập khẩu.

Để tham gia, các nhà nhập khẩu phải đáp ứng các tiêu chí theo quy định của FDA: và trả phí người dùng bao gồm chi phí liên quan đến chương trình quản lý của FDA.

Finch Law hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện các dịch vụ đăng ký FDA, các thủ tục xuất khẩu thực phẩm sang Mỹ theo quy định của FDA. Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn cụ thể. Hotline tư vấn 088 969 8877.

Từ khoá: đăng ký fda, fda registration, thông báo trước, prior notice, đăng ký số cơ sở đóng hộp, food canning establishment, đăng ký số quy trình sản xuất, submission identifier, thủ tục xuất khẩu thực phẩm sang mỹ

Call Now

%d