GIẤY CHỨNG NHẬN FDA LÀ GÌ?

giay chung nhan fda la gi

1. Giấy chứng nhận FDA là gì?

Đăng ký FDA và được cấp giấy chứng nhận đăng ký FDA là một trong những vấn đề được doanh nghiệp quan tâm hàng đầu khi có kế hoạch xuất khẩu sản phẩm vào Mỹ. FDA Mỹ quy định các cơ sở thực phẩm, dược phẩm, thiết bị y tế, thiết bị phát xạ trước khi tiêu thụ hàng hoá tại Mỹ bắt buộc phải đăng ký với FDA để được cấp các mã số FDA tương ứng.

FDA cấp các mã số đăng ký FDA cho các cơ sở thực phẩm, dược phẩm, thiết bị y tế thông qua hệ thống đăng ký điện tử và không cấp bất kỳ giấy chứng nhận FDA nào. Việc cấp mã số FDA nhằm mục đích nhận dạng và quản lý mà không nhằm mục đích chứng nhận về chất lượng hay tiêu chuẩn của cơ sở hay sản phẩm đăng ký với FDA. Trên website chính thức của mình, FDA cũng cảnh báo rất rõ rằng FDA không cấp giấy chứng nhận cho việc đăng ký FDA cũng như không chứng nhận thông tin của bất cứ cơ sở nào đăng ký với FDA. FDA không có bất kỳ đại diện nào tại nước ngoài và cũng không uỷ quyền cho bất kỳ bên thứ ba nào làm đại diện thực hiện đăng ký với FDA. Vì vậy, bất kỳ giấy chứng nhận đăng ký FDA nào được phát hành đều không có giá trị pháp lý với FDA và các cơ quan có thẩm quyền của Mỹ.

Tuy nhiên, thực tế, nhiều doanh nghiệp có nhu cầu được cấp giấy chứng nhận FDA để thuận tiện xuất trình cho các đối tác, khách hàng để chứng minh doanh nghiệp đã tuân thủ quy định đăng ký với FDA. Hiểu rõ nhu cầu này, Finch Law và đại diện Mỹ sẽ cấp Giấy chứng nhận FDA nhằm mục đích xác nhận chúng tôi đã thực hiện đăng ký thành công cho doanh nghiệp trên hệ thống của FDA.

2. Mẫu giấy chứng nhận FDA phổ biến

Thực tế FDA không giấy chứng nhận FDA, Certificate of FDA Registration, FDA Registration Certificate hay giấy tờ có tên tương tự. Do đó, không có bất kỳ quy định nào về mẫu giấy chứng nhận FDA mà nó phụ thuộc vào từng đơn vị phát hành giấy này.

Hiện nay, rất nhiều giấy chứng nhận FDA được với đa dạng kiểu dáng, thông tin. Nếu chỉ sử dụng công cụ tìm kiếm google, sẽ thấy hàng trăm mẫu giấy chứng nhận FDA. Các giấy chứng nhận FDA lưu hành trên không gian mạng thực chất là do các công ty dịch vụ phát hành. Chính vì vậy, các giấy chứng nhận này không có giá trị đối với FDA và bất kỳ bên thứ ba nào khác. Thậm chí các mẫu giấy chứng nhận mạo danh FDA hoặc cố tình gây nhầm lẫn được xem là vi phạm. FDA từng đăng tải về việc một số giấy chứng nhận FDA gây nhầm lẫn trong tin cảnh báo.

Giấy chứng nhận FDA được công ty dịch vụ phát hành nhằm xác nhận đã đăng ký thành công với FDA cho doanh nghiệp. Giấy chứng nhận này cũng đính kèm thông tin đăng ký FDA để giúp cho doanh nghiệp tham khảo khi cần. Như vậy, thực chất việc đăng ký FDA là quan trọng, giấy chứng nhận chỉ là phần phụ. Do đó, doanh nghiệp cần tỉnh táo lựa chọn đơn vị đăng ký FDA uy tín, chứ không nhất thiết chú trọng đến kiểu dáng, mẫu mã của giấy chứng nhận FDA.

4. Giấy chứng nhận FDA có cần xuất trình khi khai hải quan nhập khẩu vào Mỹ?

Như đã phân tích nêu trên, giấy chứng nhận FDA không phải là bắt buộc. Trong hầu hết các trường hợp, giấy chứng nhận FDA không được hải quan Mỹ yêu cầu. Việc doanh nghiệp cần làm là xuất trình thông tin mã số FDA đã được cấp cùng với việc đảm bảo các thông tin đăng ký với FDA là đúng và phù hợp cho sản phẩm xuất khẩu vào Mỹ, đồng thời tuân thủ quy định về khai báo trước (Prior Notice) hàng hóa vào Mỹ trong thời hạn quy định.

Finch Law cung cấp dịch vụ đăng ký FDA cho thực phẩm, dược phẩm, thiết bị y tế vào Mỹ. Finch Law chú trọng đăng ký thông tin chuẩn xác và đúng quy định với FDA. Chúng tôi cũng cấp giấy chứng nhận FDA được cấp theo yêu cầu khách hàng. Đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi khi quý vị cần tư vấn về giấy chứng nhận FDA.

5. Quy trình cấp giấy chứng nhận FDA thực phẩm của Finch Law

FDA quy định các doanh nghiệp sản xuất, chế biến, đóng gói, lưu giữ đồ uống, thực phẩm hoặc các thành phần của thực phẩm dành cho người và động vật tiêu dùng tại Mỹ phải đăng ký với FDA để được cấp mã số FFR (“Food Facility Registration number), được gọi là chứng nhận FDA thực phẩm trước khi xuất khẩu hàng vào Mỹ. Đối với thực phẩm đóng hộp có dung dịch thuộc sản phẩm “axít hóa” (AF – Acidified foods) hoặc “axít thấp” (LACF – Low-Acid Canned Foods) cần phải thực hiện thêm đăng ký FDA cho cơ sở chế biến đóng hộp để được cấp mã số FCE và quy trình chế biến sản phẩm để được cấp mã số SID. Xem quy trình đăng ký FCE và SID tại đây.

Mục đích của việc FDA yêu cầu đăng ký FDA thực phẩm là gì?

  • Xác định vị trí và nguồn gốc của một sự cố khủng bố sinh học tiềm ẩn hoặc một đợt bùng phát bệnh truyền qua thực phẩm; và
  • Nhanh chóng thông báo cho các cơ sở có thể bị ảnh hưởng.

Tại Finch Law, chúng tôi cung cấp dịch vụ đăng ký FDA cho thực phẩm vào Mỹ tuân thủ quy định nêu trên và thực hiện cấp giấy chứng nhận FDA cho khách hàng sử dụng dịch vụ. Quy trình cấp giấy chứng nhận FDA của Finch Law như sau:


1. Tiếp nhận yêu cầu của khách hàng và tư vấn sơ bộ xác định đối tượng cần chứng nhận FDA

Chúng tôi giúp khách hàng xác định chính xác liệu doanh nghiệp hay sản phẩm của khách hàng có thuộc đối tượng cần đăng ký FDA thực phẩm.

Danh mục thực phẩm được FDA yêu cầu thực hiện thủ tục đăng ký bao gồm:
• Thực phẩm chức năng và thành phần ăn kiêng
• Sữa bột cho trẻ sơ sinh
• Đồ uống (bao gồm đồ uống có cồn và nước đóng chai)
• Hoa quả và rau
• Cá và hải sản
• Các sản phẩm từ sữa và trứng có vỏ
• Các mặt hàng nông sản thô dùng làm thực phẩm hoặc các thành phần của thực phẩm
• Thực phẩm đóng hộp và đông lạnh
• Bánh, đồ ăn nhanh và kẹo (kể cả kẹo cao su)
• Thịt động vật sống
• Thức ăn cho động vật

Lưu ý:

  • Một số sản phẩm được miễn trừ đăng ký FDA gồm thịt gia cầm và một số sản phẩm chế biến từ trứng do Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ quản lý, chất tiếp xúc với thực phẩm, thuốc trừ sâu.
  • Xem thêm Danh mục cơ sở miễn trừ đăng ký FDA thực phẩm tại đây.

2. Ký hợp đồng và yêu cầu thông tin

Sau khi giao kết hợp đồng dịch vụ, khách hàng sẽ cung cấp thông tin theo yêu cầu của Finch Law. Các thông tin cơ bản được đệ trình cho FDA bao gồm:

• Tên cơ sở, địa chỉ đầy đủ, số điện thoại
• Số nhận dạng cơ sở duy nhất (UFI) của cơ sở
• Địa chỉ gửi thư ưu tiên, nếu khác với địa chỉ của cơ sở
• Tên, địa chỉ và số điện thoại của công ty mẹ (nếu có)
• Địa chỉ email cho người liên hệ của cơ sở hoặc, trong trường hợp là cơ sở nước ngoài;
• Tên, địa chỉ, số điện thoại và địa chỉ email của Đại diện tại Mỹ
• Số điện thoại liên hệ, địa chỉ emai khẩn cấp
• Tên, địa chỉ đầy đủ và số điện thoại của chủ sở hữu, nhà điều hành hoặc đại lý phụ trách.
• Tất cả các tên thương mại mà cơ sở sử dụng
• Các danh mục sản phẩm thực phẩm dự kiến xuất khẩu vào Mỹ
• Hoạt động được tiến hành tại cơ sở đối với từng loại sản phẩm thực phẩm được xác định
• Xác nhận cho phép FDA kiểm tra cơ sở tại thời điểm và theo cách thức được Đạo luật FD&C cho phép

3. Thực hiện đăng ký FDA

Finch Law thực hiện các nghiệp vụ cần thiết để thực hiện đăng ký FDA cho cơ sở thực phẩm theo quy định của FDA.

4. Cấp chứng nhận FDA cho thực phẩm

Finch Law thông báo mã số Food Facility Registration đã được FDA cấp cho khách hàng và cấp giấy chứng nhận FDA cho khách hàng chỉ trong 24 giờ thực hiện dịch vụ.

Thông tin liên hệ dịch vụ chứng nhận FDA thực phẩm tại Finch Law:

CÔNG TY TNHH LUẬT FINCH LAW

Hotline yêu cầu báo phí : 088 969 8877

Tư vấn FDA thực phẩm: 0979 088 146 (Ms. Trần Thị Hương)

Email: info@finchlaw.com.vn

Văn phòng Hồ Chí Minh: Lầu 5 Toà Nhà Fimexco, 231-233 Lê Thánh Tôn, P. Bến Thành, Quận 1.
Chi nhánh Cần Thơ: A4-40 Đường số 4, Khu Nhà ở Nam Long, P. Hưng Thạnh, Q. Cái Răng.

Call Now

%d bloggers like this: