Quy định mới về ghi nhãn thành phần dinh dưỡng sản phẩm thực phẩm theo quy định của FDA

quy dinh ghi nhan FDA moi

Quy định (mới) về ghi nhãn thành phần dinh dưỡng đối với thực phẩm đóng gói xuất khẩu vào thị trường Mỹ được Cục Quản Lý Thực Phẩm và Dược Phẩm Mỹ (FDA) công bố vào ngày 20/5/2016 và chính thức áp dụng từ ngày 26/7/2018. Theo đó, thời hạn cuối cùng để tuân thủ quy định nêu trên khác nhau tuỳ thuộc vào doanh thu của nhà sản xuất. Cụ thể, nhà sản xuất có doanh thu từ thực phẩm hàng năm từ 10 triệu đôla trở lên phải chuyển sang nhãn mới trước ngày 1/1/2020. Trong khi đó, các nhà sản xuất có doanh thu thực phẩm hàng năm dưới 10 triệu đôla sẽ có thêm một năm để tuân thủ quy định này, tức là kéo dài đến ngày 1/1/2021.

Những thay đổi về ghi nhãn thành phần dinh dưỡng phản ánh các thông tin khoa học mới, bao gồm mối liên hệ giữa chế độ ăn uống và các bệnh mãn tính như béo phì và bệnh tim mạch. Quy định mới này nhằm giúp cho người tiêu dùng có các lựa chọn tốt hơn đối với các sản phẩm thực phẩm. 

Có ba nhóm yếu tố thay đổi quan trọng bao gồm: cải tiến thiết kế, cập nhật các thông tin khoa học mới và cập nhật các khẩu phần ăn và quy định về ghi nhãn đối với một số loại kích cở đóng gói sản phẩm.

Về thiết kế

về cơ bản, các tố cấu thành một nhãn thành phần dinh dưỡng vẫn không có nhiều thay đổi mà chủ yếu yêu cầu chú trọng vào thông tin để ra những quyết định chọn lựa sản phẩm đúng đắn. Chẳng hạn, thông tin về lượng dùng, năng lượng hấp thu cho mỗi khẩu và số lượng khẩu phần cho mỗi bao gói phải được phóng to và in đậm hơn; ngoài thông tin về tỉ lệ dinh dưỡng hằng ngày đối với vitamin D, canxi, sắt và cali, nhà sản xuất còn phải công bố lượng thực tế của các thành phần này…

Cập nhật thông tin khoa học

Một số thông tin khoa học quan trọng bao gồm: 

(i) Hàm lượng đường bổ sung (added sugars) tính theo gram và phần trăm phải được ghi trên nhãn. Sở dĩ có quy định này là vì, theo FDA, các dữ liệu khoa học trong Hướng dẫn dinh dưỡng cho người Mỹ từ năm 2015-2020 cho thấy rằng rất khó để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng nếu bạn tiêu thụ nhiều hơn 10% tổng lượng calo hàng ngày từ lượng đường bổ sung trong khi giới hạn lượng calo cho phép; 

ii) Hàm lượng Vitamin D và kali bắt buộc phải ghi trên nhãn (hàm lượng canxi và sắt vẫn tiếp tục bắt buộc phải ghi trên nhãn), trong khi đó không bắt buộc ghi nhãn đối với hàm lượng vitamin A và C; 

(iii) Hàm lượng Vitamin D và kali bắt buộc phải ghi trên nhãn (hàm lượng canxi và sắt vẫn tiếp tục bắt buộc phải ghi trên nhãn), trong khi đó không bắt buộc ghi nhãn đối với hàm lượng vitamin A và C (nhưng cho phép nhà sản xuất tự nguyện ghi); 

(iii) Các chỉ tiêu tổng lượng chất béo, chất béo bảo hoà, chất béo chuyển hoá tiếp tục bắt buộc ghi nhãn trong khi đó loại bỏ chỉ tiêu tổng lượng calo cung cấp từ chất béo bởi vì các nghiên cứu chỉ ra rằng loại chất béo quan trọng hơn lượng chất béo; 

(iv) Các giá trị dinh dưỡng hàng ngày như natri, chất xơ và vitamin D đang được cập nhật dựa trên bằng chứng khoa học mới hơn từ Viện Y khoa và các báo cáo khác như Báo cáo của Ủy ban Tư vấn chế độ ăn uống 2015, được sử dụng để xây dựng Hướng dẫn chế độ ăn uống cho người Mỹ từ năm 2015-2020. Giá trị hàng ngày là lượng chất dinh dưỡng tham chiếu để tiêu thụ hoặc không nên tiêu thụ vượt quá và được sử dụng để tính phần trăm Giá trị dinh dưỡng hàng ngày (% DV) mà nhà sản xuất đưa vào đó để ghi nhãn. % DV giúp người tiêu dùng hiểu thông tin dinh dưỡng trên cơ sở tổng khẩu phần ăn hàng ngày.

Cập nhật mức khẩu phần ăn và các quy định ghi nhãn bắt buộc

Luật quy định mức khẩu phần ăn phải dựa trên số lượng thực phẩm và đồ uống mà mọi người thực sự ăn, chứ không phải những gì họ nên ăn. Mức khẩu phần ăn uống hiện nay đã thay đổi kể từ khi quy định về khẩu phần ăn được công bố vào năm 1993. Ví dụ, định lượng tham chiếu được sử dụng để xác định một khẩu phần kem trước đây là 1/2 cup nhưng nay đã thay đổi thành 2/3 cup. Lượng tham chiếu được sử dụng để xác định một khẩu phần soda thay đổi từ 8 ounces sang 12 ounces.

Kích thước bao gói cũng ảnh hưởng đến mức tiêu thụ. Vì vậy, đối với các bao gói có từ một đến hai khẩu phần, chẳng hạn như soda 20 ounce hoặc một lon súp 15 ounce, lượng calo và các chất dinh dưỡng khác sẽ phải ghi nhãn là một khẩu phần vì người tiêu dùng thường dùng nó trong một lần.

Đối với một số loại sản phẩm lớn hơn một khẩu phần nhưng có thể được tiêu thụ một lần hoặc nhiều lần, các nhà sản xuất phải ghi nhãn hiệu có hai cột, trong đó lượng calo và thành phần dinh dưỡng cho mỗi khẩu phần và cho cả bao gói phải được ghi tương ứng cho mỗi cột. Nhãn sản phẩm ghi theo hai cột sẽ giúp người tiêu dùng có thể dễ dàng hiểu được bao nhiêu calo và chất dinh dưỡng mà người tiêu dùng hấp thu được khi họ tiêu thụ theo từng khẩu phần hay toàn bộ gói cùng một lúc.

Discover more from CHỨNG NHẬN FDA

Subscribe now to keep reading and get access to the full archive.

Continue reading